Bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời, chiếc đồng hồ cơ của bạn dừng chạy, chạy nhanh hoặc chậm hơn so với giờ thực thế mà không biết nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào là đúng nhất. Đừng lo lắng, Đồng Hồ Chất 8668 sẽ hướng dẫn bạn cách sửa đồng hồ cơ đơn giản tại nhà ai cũng có thể làm được. Cùng theo dõi ngay nhé!
Mục Lục
1. Cách sửa đồng hồ cơ siêu đơn giản tại nhà
1.1 Cách sửa đồng hồ cơ không chạy
Lên dây cót cho đồng hồ: Đồng hồ cơ có hai loại là Handwinding và đồng hồ cơ Automatic. Với đồng hồ Handwinding, bạn cần phải vặn núm 20-30 lần để lên cót. Còn đối với dòng Automatic, bạn cần đeo đủ 8 tiếng/ngày để nạp năng lượng cho sản phẩm.
Vệ sinh bụi bẩn: Đôi khi, bụi bẩn hoặc dầu mỡ có thể tích tụ trong các bộ phận máy, khiến đồng hồ ngừng chạy. Bạn có thể thử lau sạch các phần bên ngoài như núm chỉnh giờ hoặc vỏ để đảm bảo không có vật cản ảnh hưởng đến hoạt động của đồng hồ.
Lau dầu cho đồng hồ cơ: Máy cơ khô dầu sẽ khiến đồng hồ cơ ngừng chạy. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần tháo ra và tra thêm dầu cho máy là được. Hoặc bạn có thể mang đến trung tâm để được giúp đỡ.
1.2 Sửa đồng hồ cơ chạy nhanh
Nếu đồng hồ cơ chạy nhanh đôi chút, từ 5-10 phút: Bạn cần đặt đồng hồ nằm nghiêng với phần núm vặn hướng xuống dưới, lực trọng trường tác động lên dây tóc và bánh lắc có thể làm giảm tốc độ quay. Điều này có thể giúp điều chỉnh lại sai số nhỏ.
Nếu đồng hồ cơ chạy quá nhanh, từ 30 phút trở lên: Trường hợp này, bạn nên đặt đồng hồ nghiêng và phần núm vặn hướng lên trên. Vị trí này có thể điều chỉnh lại độ chùng hoặc căng của dây tóc mạnh hơn, giúp làm chậm tốc độ chạy của đồng hồ.
1.3 Sửa đồng hồ cơ bị chậm giờ
Trường hợp đồng hồ cơ tích cót yếu cũng khiến cho đồng hồ chậm giờ. Khi này, bạn cần kiểm tra xem tình trạng cót và tiến hành lên dây cót cho sản phẩm theo hướng dẫn Đồng Hồ Chất 8668 đã hướng dẫn tại mục 1.1.
Một cách khác để chỉnh đồng hồ cơ chạy chậm là bạn tháo gỡ khóa của dây đeo ra, đặt đồng hồ nằm ngửa và hướng phần mặt kính lên trên để cân bằng trọng lực và giảm ma sát giúp bộ máy hoạt động trơn tru, mượt mà hơn.
1.4 Cách sửa đồng hồ cơ bị kẹt cót
Trong trường hợp bạn không thể mang đồng hồ cơ đến cửa hàng sửa chữa, hãy thực hiện cách sửa đồng hồ cơ sau. Giữ đồng hồ rồi lắc nhẹ theo chiều ngang hoặc xoay vòng theo chiều kim đồng hồ. Đôi khi, dây cót bị kẹt do bụi bẩn hoặc lệch vị trí, cách này có thể giúp giải phóng lực căng, làm cho đồng hồ hoạt động trở lại.
1.5 Cách sửa đồng hồ cơ bị vào nước
Có rất nhiều cách sửa đồng hồ cơ bị vào nước tại nhà, dưới đây là 5 cách cơ bản và dễ làm nhất:
- Sử dụng khăn giấy lau khô: Tháo dây đồng hồ ra và dùng khăn mềm lau kỹ bề mặt và bên trong, tránh để lại nước.
- Dùng gói hút ẩm: Đặt đồng hồ cơ bị dính nước vào hộp kín cùng gói hút ẩm trong vài giờ để hút ẩm.
- Dùng máy sấy tóc: Dùng máy sấy ở nhiệt độ thấp, giữ khoảng cách để làm khô đồng hồ.
- Đặt đồng hồ cơ trong thùng gạo: Gạo có khả năng hút ẩm tốt, đặt đồng hồ trong thùng gạo khoảng 24 giờ.
- Tháo nắp lưng: Nếu có kỹ năng, bạn hãy tháo nắp lưng đồng hồ cơ và lau sạch nước đọng.
1.6 Cách sửa đồng hồ cơ bị phát ra tiếng kêu khi hoạt động
Rotor là một thành phần quan trọng của đồng hồ cơ, chúng cung cấp năng lượng cho cơ chế tự lên dây cót. Nếu rotor bị lỏng hoặc không thẳng hàng, nó có thể gây ra tiếng kêu lạch cạch. Sau đây là cách bạn có thể giải quyết vấn đề này:
- Lắc nhẹ đồng hồ: Đầu tiên, hãy thử lắc nhẹ đồng hồ cơ theo chiều ngang và dọc để xem tiếng kêu có giảm đi không. Nếu tiếng kêu xuất phát từ rotor, lắc nhẹ có thể giúp nó ổn định lại.
- Đặt đồng hồ nằm ngửa: Sau khi lắc, đặt đồng hồ nằm ngửa, mặt kính hướng lên trên. Điều này giúp rotor điều chỉnh lại vị trí, giảm ma sát hoặc tiếng kêu phát ra từ các bộ phận bên trong.
Xem thêm: Bật mí cách sử dụng đồng hồ cơ và những lưu ý không thể bỏ qua
2. Vì sao đồng hồ cơ không chạy? Các nguyên nhân cụ thể
2.1 Đồng hồ cơ bị đứt dây cót
Đối với đồng hồ cơ, dây cót là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ tích cót và cung cấp năng lượng cho bộ máy hoạt động. Khi dây cót bị đứt, đồng hồ sẽ không thể nhận năng lượng để vận hành, dẫn đến việc ngừng chạy.
Đứt dây cót thường xảy ra khi dây cót bị vặn quá chặt hoặc do tuổi thọ sử dụng lâu dài khiến dây bị mài mòn. Nếu bạn thường xuyên lên dây cót quá mức hoặc không tuân thủ quy trình lên cót chính xác, dây cót sẽ bị đứt.
2.2 Bánh đà đồng hồ cơ bị kẹt
Bánh đà (rotor) là bộ bận giúp đồng hồ cơ tự lên cót khi đeo trên tay. Khi bụi bẩn, cát hoặc mảnh vụn nhỏ lọt vào bên trong bộ máy, nó có thể làm bánh đà đồng hồ cơ bị kẹt, gây cản trở quá trình quay của bánh đà.
Ngoài ra, sự va đập mạnh hoặc đồng hồ không được bảo dưỡng định kỳ cũng có thể khiến bánh đà bị lệch, dẫn đến kẹt và làm đồng hồ không hoạt động.
2.3 Đồng hồ cơ bị khô dầu do không được bảo dưỡng
Đồng hồ cơ cần dầu bôi trơn để các bánh răng và bộ phận bên trong hoạt động trơn tru. Qua thời gian, dầu bôi trơn sẽ bị khô hoặc hao mòn, khiến các bộ phận ma sát với nhau nhiều hơn.
Khi đồng hồ không được bảo dưỡng định kỳ để bôi trơn lại, điều này có thể dẫn đến ma sát quá mức, làm hỏng các bộ phận và khiến đồng hồ cơ bị đứng và ngừng chạy.
2.4 Đồng hồ cơ bị nhiễm từ
Đồng hồ cơ được cấu tạo từ rất nhiều linh kiện kim loại nhỏ, đặc biệt là lò xo cân bằng, rất nhạy cảm với từ trường. Khi đồng hồ tiếp xúc với thiết bị điện tử phát ra từ trường mạnh như loa, tivi, máy tính, điện thoại,… các bộ phận bên trong có thể bị nhiễm từ.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự chính xác của đồng hồ. Nhiễm từ khiến các bộ phận chuyển động không ổn định, lúc nhanh lúc chậm, dẫn đến đồng hồ chạy sai hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn.
2.5 Đồng hồ cơ bị hỏng bộ máy bên trong
Sau một thời gian dài sử dụng, các bộ phận bên trong đồng hồ cơ như bánh xe cân bằng, lò xo, hoặc trục quay sẽ bị mài mòn hoặc hỏng do hao mòn tự nhiên hoặc va chạm mạnh.
Sự cố này có thể xảy ra khi đồng hồ bị rơi, va đập hoặc không được bảo quản đúng cách, dẫn đến hỏng hóc các linh kiện và làm cho đồng hồ không thể hoạt động.
3. Những lưu ý khi sử dụng giúp đồng hồ cơ luôn bền bỉ
- Tránh để đồng hồ bị rơi hoặc va đập mạnh khi sử dụng, vì điều này có thể gây hỏng hóc cho bộ máy bên trong.
- Không nên đeo đồng hồ khi tham gia các hoạt động như bơi lội, xông hơi, tắm rửa, hoặc khi rửa tay để tránh nước xâm nhập vào đồng hồ.
- Hạn chế đặt đồng hồ gần các thiết bị phát ra từ trường mạnh như nam châm, tivi, loa, hay bộ phát wifi, vì từ trường có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ cơ.
- Nhiệt độ lý tưởng để đồng hồ cơ hoạt động là trong khoảng từ 10 đến 40 độ C.
- Cất giữ đồng hồ ở nơi an toàn, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ để tránh hư hại.
- Nên đeo đồng hồ đủ 8 tiếng/ngày, đặc biệt với đồng hồ cơ Automatic, để dây cót được nạp năng lượng liên tục qua cơ chế tự động.
- Đối với đồng hồ cơ lên dây bằng tay, hãy nhớ lên dây cót 20-30 vòng đều đặn mỗi ngày.
- Khoảng thời gian từ 9 giờ đến 12 giờ sáng là thời điểm thích hợp nhất để điều chỉnh giờ cho đồng hồ cơ.
4. Một số câu hỏi liên quan đến cách sửa đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ có sai số là bao nhiêu? Sai số của đồng hồ cơ thường dao động từ ±10 đến ±30 giây mỗi ngày, tùy thuộc vào chất lượng và tình trạng của bộ máy. Một số đồng hồ cơ cao cấp có thể đạt độ chính xác tốt hơn, nhưng vẫn có khả năng sai số nhất định do ảnh hưởng của môi trường và cách sử dụng.
Đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết? Nếu không được đeo, đồng hồ cơ có thể ngừng hoạt động sau khoảng 48 giờ, tùy thuộc vào mức độ nạp năng lượng của dây cót. Để đảm bảo đồng hồ không bị ngừng hoạt động, bạn nên đeo thường xuyên hoặc lên dây cót bằng tay ít nhất một lần mỗi ngày.
Có thể tự sửa đồng hồ cơ tại nhà không? Tất nhiên, bạn có thể tự sửa tại nhà. Nhưng nếu bạn không có đủ kiến thức và công cụ phù hợp thì hãy cân nhắc đến việc mang sản phẩm đến trung tâm bảo dưỡng để được hỗ trợ.
5. Lời kết
Trên đây là các cách sửa đồng hồ cơ đơn giản mà Đồng Hồ Chất 8668 muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng thông tin trên sẽ hữu ích và phù hợp với bạn. Xin chào và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo!
Hãy để lại bình luận. Phản hồi của các bạn sẽ giúp chúng tôi cải tiến